Giay nam - Nike - Nó gắn liền với thể thao và trở thành một biểu tượng cho thể thao.
Lịch sử thương hiệu Nike
Phil Knight đam mê điền kinh và nhiều môn thể thao khác ngay từ thời niên thiếu. Không dừng lại ở việc chơi thể thao, Knight còn thường xuyên có những bài viết về các vấn đề thể thao đăng trên tạp chí của trường. Thế rồi nhiều năm sau đó, Knight tốt nghiệp cử nhân báo chí tại Trường Ðại học Oregon. Mọi hoạt động của Knight tạm dừng lại sau một năm thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Ông Phil Knight
Trở về từ chốn quân trường, Knight ghi danh vào lớp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Ðại học Stanford. Trong khi theo học về chuyên đề doanh nghiệp, ông đã tự mình viết một bản kế hoạch kinh doanh, mô tả khá chi tiết một kế hoạch tiếp thị để phát triển doanh nghiệp đó. Cũng từ đây, những vấn đề kinh doanh cuốn hút ông hơn bao giờ hết, ông muốn làm một cái gì đó để khẳng định mình. Và ông nhận ra, điều ông muốn làm chính là kinh doanh giày thể thao.
Năm 1959, theo lời khuyên của cha, Knight vào làm kế toán cho một công ty ở Portland, dù vậy, kinh doanh vẫn là hoài bão lớn lao của ông. Ðể thực hiện hoài bão của mình, Knight sang Nhật Bản tìm hiểu văn hóa và phong cách kinh doanh của người Nhật, bởi ông luôn thắc mắc điều gì đã làm cho nước Nhật phất lên nhanh đến thế sau chiến tranh, và “liệu rằng giày thể thao của Nhật có thể vượt qua giày thể thao của Ðức, như máy chụp hình Nhật đã thắng máy chụp hình của Ðức không?”. Tất cả những suy nghĩ đó cứ thôi thúc ông.
Sau nhiều năm sống tại Nhật, Knight trở về nước làm đại lý cho hãng giày Tigers. Trong suốt nhiều năm liền, ông vừa làm kế toán viên, vừa tận dụng thời gian rảnh rỗi chở giày đi bán rong khắp nơi ở miền tây nước Mỹ. Kinh nghiệm có được trong những năm đi bán dạo này đã giúp ông rất nhiều khi bước vào kinh doanh “chuyên nghiệp”.
Năm 1964, Knight cùng góp vốn cổ phần với Bill Bowerman (huấn luyện viên thể thao), mỗi người đã bỏ ra 500 USD để thành lập công ty dụng cụ thể thao Blue Ribbon (tiền thân của Nike). Cả hai đều không hài lòng với những đôi giày của Tigers. Họ quyết định tự thiết kế và sản xuất những đôi giày của chính mình. Như một tất yếu không thể tránh khỏi, Knight đã gặp không ít khó khăn, bởi trên thị trường giày thể thao lúc đó, giày của Knight giống như một loài cá bé nhỏ vô danh mà vây quanh là hai con cá voi khổng lồ - Adidas và Reebok.
Nhưng vượt trên tất cả, Knight vẫn kiên trì bám trụ và từng bước thâm nhập thị trường. Ông đặt chất lượng lên hàng đầu, phát huy những kinh nghiệm thời bán hàng rong, nâng cao hơn nữa nghiệp vụ kế toán. Knight còn tham gia giảng dạy tại Ðại học Portland State như một cách trau dồi thêm kiến thức mới mà ở những nơi khác ông khó có cơ hội tiếp cận được.
Jeff Johnson là vận động viên điền kinh, một người bạn học ở Stanford đã chính thức trở thành nhân viên đầu tiên của Blue Ribbon Sports vào năm 1965, sau đó nhanh chóng trở thành một nhân lực vô giá trong quá trình khởi lập công ty.
Johnson đã sáng tạo những tấm quảng cáo sản phẩm và những tài liệu in ấn marketing đầu tiên. Ông đã thiết lập hệ thống mua hàng bằng thư, khai trương những cửa hàng bán lẻ chính thức đầu tiên của Blue Ribbon Sports tại Santa Monica, California, và quản lý cả việc đóng kiện, gửi hàng. Ông còn đảm nhận thiết kế một vài mẫu mã đầu tiên và đặt tên mới cho nhãn hiệu của sản phẩm mình là “Nike” vào năm 1971.
Vào cùng khoảng thời gian này, sự hợp tác giữa Blue Ribbon Sports và Onitsuka đã gần như tan rã. Knight và Bowerman chuẩn bị từ nhà phân phối giày ngoại quốc sang thành nhà thiết kế và sản xuất chính những tác phẩm giày thể thao của nhãn hiệu Nike. Họ đã quyết định chọn logo (mà hiện nay đã trở nên quá quen thuộc đối với tín đồ thể thao đó là “Swoosh”), được thiết kế bởi một sinh viên thiết kế đồ họa tại đại học Portland State tên Carolyn Davidson. Dòng sản phẩm mới toanh của Nike xuất xưởng năm 1972, vào đúng dịp tiến hành cuộc thi điền kinh tại Mỹ.
Giữa những năm 80, Nike tuột dốc từ vị trí dẫn đầu ngành, một phần vì công ty đã thống kê ước lượng thiếu chính xác sự tăng trưởng của bộ môn thể dục dụng cụ. May mắn thay, sự ra đời của chiếc giày đặc trưng cho vận động viên bóng rổ Michael Jordan vào năm 1985 đã vực dậy Nike từ đáy vực.
Vào năm 1987, Nike đã sẵn sàng cho một chiến dịch marketing cho dòng sản phẩm mới để khôi phục lại vị trí đầu ngành và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Tiêu điểm chính là chiếc giày Air Max, mẫu giày đầu tiên sử dụng kỹ thuật thiết kế với những chiếc túi khí Nike Air có thể nhìn thấy được. Chiến dịch quảng bá này đã được tiếp sức bởi một đoạn video quảng cáo đáng nhớ phối hợp cùng nhạc nền của nhóm The Beatles - Revolution.
Một năm sau, Nike với nền tảng vững chắc từ quảng cáo “Revolution” đã cho ra đời hàng loạt những đoạn quảng cáo sản phẩm nối tiếp nhau với slogan vô cùng mạnh mẽ và dứt khoát - “Just do it.”
Năm 1989 là thời điểm các môn thể dục phối hợp phát triển mạnh mẽ, phần lớn ăn theo chiến dịch quảng cáo rầm rộ “Bo Knows”. Cuối thập kỷ, Nike hoàn toàn thuyết phục khách hàng để trở lại vị trí dẫn đầu, quả thật là một chiến công ngoạn mục của một tập đoàn sản xuất trang phục thể thao đã gặt hái được từ xưa đến nay! Và hơn vậy, Nike chưa bao giờ đánh mất vị trí đỉnh cao đó một lần nào nữa.
Bí quyết thành công của Nike
Nike có được thành công là nhờ xây dựng thương hiệu dựa trên sự gắn bó tình cảm của người tiêu dùng với các siêu sao mà họ hâm mộ, cụ thể là siêu sao bóng rổ Michael Jordan. Từ đó, Nike quyết định đầu tư mạnh tay hơn trong việc chiêu mộ các siêu sao bóng rổ về dưới trướng của mình.
Trong suốt hơn 20 năm, Nike đã đầu tư hầu hết ngân sách quảng cáo để bao sân hơn 2.000 vận động viên chạy việt dã. Hơn phân nửa vận động viên trong Hiệp hội Bóng rổ quốc gia Mỹ ký hợp đồng quảng cáo cho Nike.
Nhưng sau khi bị Reebok hạ “đo ván” trong thị trường giày thể thao dành cho phụ nữ, Nike quyết định tập trung lực lượng vào những ngôi sao chọn lọc, không cần ôm đồm quá nhiều. Jordan chính là biểu tượng cho sự thay đổi này trong chiến lược thương hiệu của Nike. Doanh thu bắt đầu khởi sắc trở lại và tăng lên theo từng năm.
Chiến lược thương hiệu chính của Nike trong thời kỳ này tập trung vào ba mũi giáp công: xây dựng thương hiệu xung quanh siêu sao bóng rổ Michael Jordan, sử dụng mạng lưới quảng cáo trên toàn quốc để tạo ra sự có mặt áp đảo của thương hiệu Nike ở tất cả mọi nơi, phát triển hệ thống “phố Nike” dựa trên ý tưởng cung cấp cho khách hàng một kinh nghiệm độc đáo và hết sức tập trung: “sống trong không gian Nike, nghe âm thanh Nike, nhìn thấy Nike ở khắp mọi nơi”.
Thật không quá lời khi phát biểu rằng Nike đã nâng chiến lược xây dựng thương hiệu lên một tầm cao mới mà rất hiếm đối thủ nào có thể vươn tới được.
Trong hơn một thế kỷ qua, Nike đã trở thành một trong những thương hiệu lớn và uy tín nhất thế giới. Tại Mỹ, Nike đứng hàng top trong tổng số 1.200 thương hiệu mạnh.
Những cột mốc đáng nhớ
1964
Nike được thành lập bởi vận động viên điền kinh Phil Knight và huấn luyện viên Bill Bowerman.
1984
Bob Wood đã xây dựng một kế hoạch thương hiệu Nike Golf ngày hôm nay. `
1987
Chiếc giày Air Max mang đến cho các vận động viên cái nhìn đầu tiên về công nghệ đệm khí Nike® Air.
1988
Slogan “Just do it” trở thành hình mẫu phổ biến và mãnh liệt. Nó là tiếng nói của thể thao.
1997
Nike công bố thương hiệu Jordan, là một đơn vị của Nike.
2001
Sau 16 năm nỗ lực không ngừng nghiên cứu và phát triển, Nike tung ra một công nghệ mới khác biệt hoàn toàn: Nike-shox.
2002
Nike đã mua lại công ty Hurley International LLC, chuyên sản xuất ván lướt sóng, ván trượt và ván trượt tuyết.
2005
Nike cho ra mắt dòng sản phẩm giày chạy bộ siêu nhẹ, với mục đích mang đến cho người chạy cảm giác chân trần, tự nhiên.
2006
Nike hợp tác với Apple sản xuất máy nghe nhạc Nike + Ipod. Thiết bị này cho phép người chạy có thể theo dõi quãng đường, vận tốc và lượng calo tiêu hao trong quá trình chạy.
Changeshop.vn chuyên cung cấp sỉ và lẽ các loại giày: Giay the thao nam, giay the thao nu, Giay thoi trang nam, Giay thoi trang nu, giay nam, giay nu, giay moi nam, giay boot... Với nhiều mẫu giay dep, giay gia re, để đáp ứng các bạn tuổi Teen. Hãy đến Changeshop để lựa chọn cho mình những đôi giày kiểu dáng thời trang, và bền nhé.